Đăng nhập

Cổng TTĐT Phường Nhị Châu - TP Hải Dương

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích, danh thắng - Phường Nhị Châu

Đình, Chùa Nhị Châu thuộc khu 3, phường Nhị Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Đình, Chùa Nhị Châu tọa lạc trên mảnh đất bằng phẳng. Diện tích trên 11 000m2  ở ngoài đê sông Thái Bình. Trước đây Đình, Chùa ở trong lành Nhị Châu xã Ngọc Châu. Sau trận lụt năm 1971, các kỹ sư Thủy lợi cho rằng do lòng sông Thái Bình đoạn từ cầu Phú Lương đến bến Hàn bị hẹp nên vào mùa nước lũ dâng cao, áp lực nước lê sườn đê rất lớn, dễ gây vỡ đê. Giải pháp đề ra là chuyển làng Nhị Châu vào phía trong, giải phòng lòng sông rộng thêm, giảm áp lực nước lên sườn đê trong mùa lũ. Thực hiện phương án trên một con đê mới chiếu thẳng từ điếm canh bến Hàn đến chân cầu Phú Lương được thi công. Làng Nhị Châu do vậy nằm ngoài đê, gần cả làng phải chuyển vào trong, chỉ còn ĐÌnh và Chùa vẫn giữ nguyên ở vị trí cũ. Đình và Chùa được sắp đặt theo thứ tự quy định từ thời Lê - Nguyễn: “Tiền Thần, hậu Phật". Trước đây xã Ngọc Châu gồm các thôn: Đô Lương, Nhị Châu, Ngọc Uyên và Kim Lai. Ngày 26/10/1996 thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Nghị quyết số 64/CP chuyển các xã Ngọc Châu, Hải Tân, Thanh Bình, Cẩm Thượng và Bình Hàn thành phường. Ngày 23/09/2009 Chính phủ ra Nghị Quyết số 47/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính tách phường Ngọc Châu thành 02 phường mới là Ngọc Châu và Nhị Châu.


​Đình Nhị Châu, phường Nhị Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Cụm di tích Đình, Chùa Nhị Châu được UBND Tỉnh ra quyết định số 4981/QĐ-UBND ngày 01/11/2005 công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hồ sơ khoanh vùng bảo vệ Di tích gồm:

Đình Nhị Châu được xây dựng từ khá sớm. Căn cứ vào bia kí hiện còn tại Di tích Đình Nhị Châu đã trải qua nhiều đợt trùng tu, tôn tạo vào các năm: Chính Hòa thứ 5 (1684); Cảnh Hưng thứ 30 (1769); Tự Đức thứ 17 (1864); Tự Đức thứ 31 (1878); Thành Thái Kỷ Hợi (1899); Khải Định thứ 2 (1917); Khải Định thứ 5 (1920).

Trước Cách mạng thánh 8 năm 1945 Đình Nhị Châu có quy mô nhỏ, công trình chính gồm 5 gian gỗ lim và 02 dãy giải vũ, mỗi dãy 03 gian. Cách Đình khoảng 100m về phía đông bắc có Đống Bệ (thờ vong) và Đống Cả (nơi 02 Ông Thần Đống phục vụ Nhị Vị Thành Hoàng), cách Đình 150m về phía tây nam. Năm 1992 Đình bị giải hạ. Năm 1995 theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, Đình được khôi phục lại trên nền đất cũ. Công trình kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm 5 gian đại bái, chất liệu bê tông, kết cấu khung vì kiểu: “Kèo cầu, xà đinh" đơn giản và 03 gian Hậu Cung, chất liệu gỗ tứ thiết khá chắc chắn.

Đình Nhị Châu thờ 02 vị Thành Hoàng Mai Ngô và Mai Độ, người có công giúp Vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt, đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 (1228) giữ vững nền độc lập dân tộc. Thần tích, bia kí và các tài liệu lịch sử liên quan nói về thân thế và sự nghiệp 02 vị Thành Hoàng như sau:

Mai ngô và Mai độ là hai anh em trai song sinh; cha là Mai Phụ Ân, mẹ là Thị Trinh người Minh Hương. Nhị vị sinh vào giờ Ngọ ngày 15 tháng 2 năm Ất Mão. Sau khi cha mẹ qua đời, mãn tang hai anh em vượt biển về nước Nam sinh sống được 5, 6 năm đã được tinh thuộc Nam bang tục nghệ.

Năm 1287 Đinh Hợi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, hai anh em cùng xin gặp vua Trần bái yết, xưng danh và xin vua tòng chinh đánh giặc. Vua thấy diện mạo hai người khôi ngô, tuấn tú liền giao cho Đệ Nhất công làm “Tả tướng quân" và Đệ Nhị công là “Hữu tướng quân". Nhậm chức vua phong Nhị công cùng vua và các đình thần, quân sĩ cùng tiến ra trận. Vua tiến theo đường bộ, Nhị công tiến theo đường thủy cùng giáp chiến. Kế hoạch xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên một lần nữa thất bại. Một số tướng lĩnh xuất sắc của nhà Nguyên đã chết, như A Bát Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp. Phần lớn chiến thuyền của quân Nguyên bị tiêu diệt hoặc bị thu giữ. Số lượng binh sĩ tử trận là không nhỏ, đặc biệt là lực lượng thủy quân bị tiêu diệt gần như toàn bộ. Tin bại trận về đến nơi, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt lồng lộn nổi giận, đã lệnh cho Thoát Hoan ra ở đất Dương Châu, suốt đời không cho về kinh nhìn mặt.

Thắng trận trở về vua mở tiệc khao thưởng Quân sĩ ban cho Nhị công 100 cân vàng và một tấm lụa xanh. Nhận lộc vua ban, Nhị công hành biểu dâng vua: “Nay trong nước vô sự, giặc đã đẹp yên, chúng thần xin trở về thăm phần mộ cha mẹ. Vua thuận lòng, Nhị công chọn ngày lành về quê.

Thật không may, khi thuyền đến khúc sông Hàm Giang thì giông gió lớn nổi lên, sóng nhấn chìm thuyền, Nhị công thoát chết trôi dạt vào 2 bờ sông. Đệ Nhất công trôi dạt vào bờ sông phía Bắc tức trang Vũ La - nay là xã Nam Đồng. Đệ Nhị công trôi dạt sang bên đối ngạn tức Trang Nhị Châu.

Đệ nhất công cho mở đại tiệc mời phụ lão và nhân dân đến dự mừng đã thoát nạn may nhờ trôi dạt đến đất này. Xong việc, Nhất công thăm thân đệ (em trai) tại xứ đồng phía Nam nơi dân ở và tự hóa (tức ngày mùng 10 tháng 10 Âm lịch).

Nhân dân sở tại liền hành biểu tâu Vua. Đức Vua vô cùng thương xót những bậc bề tôi có công với nước và truyền lệnh cho sứ thần về hành lễ và cho phép nhân dân “Lưỡng công huynh đệ nơi hóa khác nhau nhưng đều có công lớn với Triều đình, ta cho lập miếu, đền làm nơi thờ chính". Từ đó làng Nhị Châu và Vũ La lập đình thờ hai vị tướng quân Mai Ngô, Mai độ là thành hoàng làng. Và từ đó đến nay 2 làng Nhị Châu và Vũ La xem nhau như là anh em cũng như có nguyện ước truyền đời là trai gái 2 làng không được lấy nhau. Truyền thống cao quý này vẫn luôn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay và sẽ phát triển đến mai sau.

Theo sử sách để lại Đình Nhị Châu còn giữ được 7 đạo sắc phong của triều Nguyễn vào các năm: Tự Đức thứ 6 (1853); Tự Đức thứ 10 (1857); Tự Đức thứ 33 (1880); Đồng Khánh thứ hai (1887); Thành Thái nguyên niên (1889); Duy Tân thứ ba (1909) và Khải Định thứ 9 (1924).

Hàng năm cứ đến ngày 13 và 14 tháng Giêng nhân dân Nhị Châu lại tổ chức Lễ Hội truyền thống để cho các thế hệ kế tiếp hiểu rõ công lao to lớn của hai vị Thành Hoàng.


​Chùa Nhị Châu, phường Nhị Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

 Liền kề sau Đình là Chùa Nhị Châu, Chàu có tên chữ là “Đại Tâm tự". Chùa được khơi dựng năm 1228, đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Căn cứ hệ thống bia ký và các dị vật còn lại, riêng vào thời Nguyễn, di tích đã được trùng tu, tôn tạo vào các năm: Tự Đức Quý Mùi (1883); Thành Thái Canh Dần (1890) và Thành Thái Tân Mão (1891). Kiến trúc hiện còn của Chùa theo phong cách thời Nguyễn, mẫu chữ Đinh, gồm 5 gian tiền Đình và 3 gian Thượng điện, cửa hướng tây. Chùa kết câu khung vì kiểu: “gia chiêng", tiền dduwwongf và thuwongj điện nối liền tạo không gian thờ tự khép kín. Thượng điện là không gian thiêng liêng nhất được bài trí 6 lớp tượng thờ.

Lớp thứ nhất là tòa Cửu Long diễn tả sự tích Đức phật Thích Ca Mâu Ni lúc mới sinh được 9 con rồng phun nước tắm sạch bụi trần.

Lớp thứ hai đặt bao pho tượng: Ca Diếp, Quan Âm chuẩn đề và tượng A Nan.

Lớp thứ ba đặt tượng A Di Đà

Lớp thứ tư đặt ba pho tượng: Quan Thế Âm, Di Đà thế tôn và tượng Thế Chí.

Lớp thứ năm đặt tượng Thích Ca niệm hoa điễn tả Đức Phật Thích Ca đang thuyết pháp, ngồi trên tòa sen, tay cầm bông hoa.

Lớp thứ sáu đặt bộ tượng tam thế gồm 3 pho: quá khứ, jieenj tại và vị lai.

Hệ thống tượng Phật chất liệu gỗ, nét chạm kahwcs mềm mại, tinh tế.

Hệ thống tượng phật bia đá sắc phong cùng các cổ vật tại di tích đình, chùa Nhị Châu là những di sản văn hóa nghệ thuật lịch sử có giái trị cần phải bảo tồn./.

Các di tích trên địa bàn phường được quản lý và hoạt động bài bản, có sự hướng dẫn chu đáo, đúng với hướng dẫn chung của sở Văn hóa thể thao và du lịch. Các hoạt động lễ hội đều có kế hoạch đăng ký từ đầu năm, trong lễ hội đảm bảo các yêu cầu về tín ngưỡng, mọi người dân đến lễ hội với tinh thần tự do tín ngưỡng, chấp hành tốt mọi nội quy của lễ hội, không để xảy ra hiện tượng mê tín dị đoan, không xảy ra tình trạng xấu ảnh hưởng an ninh trật tự.

Hoạt động Tín ngưỡng, Tôn giáo trên địa bàn phường Nhị Châu diễn ra ổn định, không xảy ra vấn đề gì ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Đảng, Chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội thường xuyên quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra hiệu quả thiết thực, tạo sự gắn bó mật thiết, giữa Đảng, Chính quyền và nhân dân trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Tập trung vào việc hoàn thiện các tổ chức bộ máy tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật. Việc xây dựng, tu bổ, sửa chữa các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản ổn định trong khuôn khổ của pháp luật. Các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm đều có kế hoạch đăng ký mọi hoạt động với chính quyền, đảm bảo thực hiện đúng nội dung, thời gian, địa điểm, quy mô đã đăng ký.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ban ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo chấp hành tốt quy định của pháp luật, phát hiện và giải quyết kịp thời những vướng mắc, kiến nghị, những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân theo đạo và các chức sắc, góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường.